Bạn đã bao giờ nghe đến dịch vụ sao lưu trực tuyến Cloud Backup? Hiện nay, dịch vụ này đang tiến hành mã hoá dữ liệu theo tiêu chuẩn AES. Vậy, tiêu chuẩn giải mã AES là gì và hoạt động ra sao? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu nhé.
1. Định nghĩa về tiêu chuẩn giải mã AES
AES là tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến
AES là gì? được hiểu là tiêu chuẩn mã hoá tiên tiến là thuật toán tiêu chuẩn thuộc chính phủ Hoa Kỳ, có chức năng mã hoá – giải mã dữ liệu, do viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ phát hành vào ngày 26/11/2001.
AES có bản chất là một thuật toán block cipher ban đầu được phát triển bởi 2 nhà mật mã học người Bỉ. Từ khi AES được công bố là một tiêu chuẩn thì đây trở thành thuật toán phổ biến nhất để dùng khoá mã đối xứng. Riêng ở Việt nam, thuật toán AES đã được công nhận là tiêu chuẩn quốc gia năm 2007.
2. Một số đặc điểm kỹ thuật của giải mã AES
AES là thuật toán mã hóa với cách thức hoạt động bằng cách dùng khối đối xứng với độ dài của khoá là 128 bit, 192 bit và 256 bit. Vòng lặp chính của mã ARS là thực hiện một số hàm như SubBytes(), ShiftRows(), MixColumns()…
- Mô tả thuật toán AES cơ bản
Độ dài của đầu vào và đầu ra, trạng thái là 128 bit, số cột sẽ tạo nên trạng thái gọi là Nb4.
Thuật toán mã hóa AES
Độ dài của mã khoá K có thể dao động là 128, 192 hay 256 bit. Đồ dài khoá sẽ được biểu diễn bằng NK = 4, 6 hay 8. Số vòng trong thuật toán cũng sẽ có sự thay đổi khi thực hiện thuật toán này.
- Phép mã hoá
Đối với phép mã hoá AES, ở thời điểm chuẩn bị hoạt động thì đầu vào tạo ra một bản sao tại mảng trạng thái, sử dụng quy ước cộng khoá tại vòng khởi đầu. Mảng trạng thái này sẽ được biến đổi bằng việc thực hiện hàm vòng liên tiếp. Hàm vòng cũng sẽ được tham số hoá bằng một lượng mảng 1 chiều gồm các từ 4 byte.
- Thực hiện khoá
Đối với độ dài khoá của thuật toán giải mã AES sẽ hỗ trợ 1 trong 3 độ dài khoá đã kể trên. Thực hiện khoá sẽ tuỳ chọn theo hỗ trợ 2 hay 3 độ dài của khoá, tăng tính tương tác giữa các thuật toán.
Tham số hoá độ dài khoá, số vòng và kích thước khối: AES đưa ra các quỵ định về giá trị để sử dụng thuật toán giải mã cho chiều dài khoá, số vòng và kích thước khối.
3. Ứng dụng của thuật toán giải mã AES
Thuật toán đặc biệt này cho phép người dùng thực hiện hiệu quả nó bằng phần mềm và phần cứng. Một số ứng dụng không yêu cầu cao về tốc độ – năng suất thì AES được thực hiện theo dạng phần mềm. Với việc này, ARS được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến như C, Assembler… và vận hành trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, Solaris…
Có thể thấy việc ứng dụng thuật toán giải mã AES vào cuộc sống hiện nay là vô cùng to lớn. Hãy lưu ngay bài viết lại để ứng dụng khi cần nhé.