Hosting là một dịch vụ online không quá xa lạ với nhiều người, nó giúp chúng ta xuất bản website hoặc các ứng dụng của website lên Internet. Khi chúng ta đăng ký sử dụng một dịch vụ hosting có nghĩa là chúng ta thuê một vị trí để đặt trên server để chứa tất cả các file dữ liệu để website của chúng ta chạy được trên internet. Vậy trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể hơn về Hosting nhé.
Hosting là gì ?
1. Dịch vụ lưu trữ Hosting
Hosting chính là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu và được chia sẻ trực tuyến trên internet. Chúng ta có thể cài đặt website hay các dữ liệu liên quan như world wide web, mail, FPT… lên dữ liệu ngoài không gian đó.
Hiểu đơn giản như nếu website của chúng ta không có Hosting thì chỉ có mình chúng ta xem được thôi. Còn một khi muốn chia sẻ và để nhiều người truy cập vào chúng ta cần mua và sử dụng dịch vụ Hosting.
2. Các loại hosting
Hiện nay các nhà cung cấp Hosting cho web thường cung cấp nhiều loại để đáp ứng được nhu cầu sử dụng khác nhau của nhiều khách hàng. Và trên thị trường hiện nay chúng ta thường sử dụng phổ biến 5 loại Hosting sau đây:
- Shared Hosting
- VPS Hosting
- Cloud Hosting
- WordPress Hosting
- Dedicated Server Hosting
Khi bắt đầu lập một website chúng ta nên lựa chọn một gói hosting nhỏ nhất sau đó để site của chúng ta lớn hơn thì chúng ta bắt đầu nâng cấp lên một gói hosting khác cao cấp hơn để phù hợp với website hiện tại của mình.
Có 5 loại hosting phổ biến nhất hiện nay
3. Các thông số cần biết về hosting
- Hệ điều hành (OS) của máy chủ : Hiện tại chúng ta có hai loại hệ điều hành máy chủ thông dụng đó là Linux và Windows.
- Hosting Linux: Đây là Hosting chuyên dụng để hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình PHP, Joomla, các mã nguồn mở…
- Hosting Windows: Hosting Windows cũng là một loại hosting chuyên hỗ trợ về ngôn ngữ lập trình như ASP, ASP.Net, HTML …. Vì tất cả các Ngôn ngữ này đều chạy trên Hosting Windows, vì vậy khi chúng ta load Web sẽ được hỗ trợ một cách tốt nhất.
- Dung lượng: Dung lượng của hosting chính là bộ nhớ lưu trữ cho phép chúng ta tải file lên host.
- Băng thông: Đây là một thông số chỉ dung lượng thông tin nhiều nhất mà chúng ta được trao đổi qua lại giữa website và người dùng mỗi tháng.
- PHP: Đây là ngôn ngữ lập trình để phát triển của mỗi hots.
- Max file: Số lượng file tối đa mà chúng ta có thể tải lên hosting.
- Addon domain: Dây là chỉ số thống kê số lượng domain mà chúng ta có thể trỏ tới hosting.
- Subdomain: Số lượng tên miền phụ chúng ta có thể tạo ra cho mỗi tên miền.
- Email accounts: Số lượng email tối đa có thể đi kèm với hosting.
Trên đây là những điều cần biết về hosting mà chúng ta cần nắm rõ trước khi mua hosting cho website của mình nhé.