Phân phối trực tiếp và điều kiện áp dụng của kênh phân phối trực tiếp

Trong hệ thống kênh phân phối có rất nhiều hình thức phân phối mà doanh nghiệp có thể lựa chọn sao cho phù hợp với ngành nghề, quy mô và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, phân phối trực tiếp vẫn là hình thức phân phối được nhiều doanh nghiệp sử dụng từ xưa cho đến ngày nay. Vậy phân phối trực tiếp là gì? Và doanh nghiệp áp dụng kênh phân phối trực tiếp dựa trên những điều kiện gì? 

1. Kênh phân phối trực tiếp là gì?

Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối với hai nhóm chủ thể chính là nhà sản xuất và người tiêu dùng. Khác với các kênh phân phối khác, ở kênh phân phối này nhà sản xuất sẽ tiếp cận, tương tác trực tiếp với người tiêu dùng và kiểm soát tất cả hoạt động trong quy trình phân phối sản phẩm, bán hàng.

Mọi hoạt động phân phối, bán hàng của nhà sản xuất sẽ không thông qua kênh trung gian hay đại lý ủy quyền mà hướng đến tiếp cận các chủ thể có nhu cầu với mức tiêu thụ hiệu quả. Điều này thể hiện sự chủ động trong chiến lược phân phối, kinh doanh của doanh nghiệp. 

2. Kênh phân phối trực tiếp của Vinamilk

Sở hữu một mạng lưới phân phối và bán hàng rộng lớn là yếu tố quan trọng giúp làm nên sự thành công của Vinamilk trong việc chiếm lĩnh thị phần thị trường sữa trong nước. Tính đến đầu năm 2016 hệ thống phân phối của Vinamilk có đến 240.000 điểm bán hàng trải khắp 63 tỉnh thành khắp cả nước. Bên cạnh đó các hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường luôn đạt được hiệu quả cao, giúp xây dựng thương hiệu một cách bền vững. Khó có đối thủ cạnh tranh nào có thể đánh bại được Vinamilk trong việc chiếm lĩnh thị trường. Vậy Vinamilk đã ứng dụng bên phân phối trực tiếp như thế nào trong nhiều năm hoạt động kinh doanh?

Các nhà quản trị hệ thống phân phối của Vinamilk đã phân chia kênh phân phối trực tiếp của doanh nghiệp ra làm 2 đó là kênh phân phối online và kênh phân phối offline. 

Vào khoảng cuối năm 2016, Vinamilk đã chính thức cho ra mắt website bán hàng trực tuyến mang tên gọi Vinamilk eShop. Việc cho ra mắt website này là dấu mốc quan trọng khi Vinamilk đã tiên phong đưa kênh thương mại điện tử trong hệ thống kênh phân phối để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, kênh thương mại điện tử này cũng hạn chế đối với những đơn hàng trên 300,000 VND mới có thể tiến hành thanh toán và chỉ áp dụng vận chuyển đối với khu vực nội thành.

kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối Online của Vinamilk

Bên cạnh kênh phân phối online thì kênh phân phối offline vẫn giữ vai trò chủ đạo trên toàn bộ hệ thống phân phối của hãng. Vinamilk sẽ phân phối trực tiếp các sản phẩm đến cho các đối tác của mình. Đơn hàng sẽ được đối tác gửi đến và các sản phẩm từ sữa sẽ đi từ nhà máy đến nơi mà đối tác yêu cầu trong ngày theo đơn đặt hàng. Hầu hết các đối tác của Vinamilk đều là các đơn vị lớn.

kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối Offline của Vinamilk

3. Ưu nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp

Mỗi một mô hình phân phối lại có những ưu, nhược điểm riêng. Đối với kênh phân phối trực tiếp cũng vậy. Mô hình này cho phép nhà sản xuất có sự tương tác tốt hơn với người tiêu dùng của mình. Bên cạnh đó còn mang đến những ưu điểm như:

  • Với việc chủ động trong hoạt động của kênh phân phối, nhà sản xuất có thể dễ dàng giám sát và theo dõi cách hàng hóa đến tay khách hàng để đảm bảo các sản phẩm luôn đạt chuẩn chất lượng.
  • Việc áp dụng kênh phân phối trực tiếp cũng giúp cho nhà sản xuất tăng khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng và quảng bá thương hiệu của mình đến gần hơn với mọi đối tượng khách hàng hiện nay.
  • Các khâu bước trong quy trình phân phối trực tiếp nếu kém hiệu quả cũng được doanh nghiệp loại bỏ, đặc biệt là đối với những quy trình trung gian thừa thãi để tiết kiệm chi phí, thời gian, tập trung phát triển sản phẩm, rút gọn khâu phân phối đến với người tiêu dùng.
  • Việc trực tiếp phân phối hàng hóa đến tay người dùng cũng giúp cho nhà sản xuất nắm bắt được nhu cầu của khách hàng thông qua những yêu cầu, khiếu nại hoặc mong muốn với sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Từ đó có sự lắng nghe, thay đổi để mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. 

Bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống phân phối trực tiếp còn tồn tại những nhược điểm như:

  • Hệ thống phân phối trực tiếp thường phù hợp đối với mô hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Vì các doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa và nhỏ sẽ tập trung nguồn lực nhiều trong khâu phân phối. Còn đối với doanh nghiệp lớn, họ thường chú trọng vào khâu sản xuất và để giảm tải áp lực họ sẽ làm việc với đối tác trong việc tiêu thụ sản phẩm.
  • Sử dụng kênh phân phối trực tiếp sẽ khiến cho doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và tiền bạc ở khâu tổ chức phân phối trong thời gian ban đầu. Nhà sản xuất sẽ phải thiết lập hệ thống kho bãi, nhân sự điều phối, vận chuyển, giao hàng.
  • Ngoài ra, chi phí đầu tư cho các chiến dịch marketing, truyền thông quảng bá sản phẩm cùng với nguồn lực nhân sự cũng cần phải có sự đầu tư, giám sát để đảm bảo hiệu quả. 

4. Điều kiện áp dụng của kênh phân phối trực tiếp

Mặc dù các chiến lược phân phối hiện nay đều có sự tham gia của bên thứ ba nhưng có rất nhiều đơn vị lại muốn đưa kênh phân phối trực tiếp vào trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên để có thể áp dụng kênh phân phối trực tiếp thì doanh nghiệp cần phải có những điều kiện sau:

  • Cần có sự đầu tư trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự lớn và quy trình quản lý rõ ràng.
  • Doanh nghiệp cần phải có đủ nguồn lực để quản lý, giải quyết các đơn đặt hàng, sự phản hồi và chăm sóc khách hàng sau bán. 
  • Phân phối trực tiếp cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải thiết kế được hệ thống vận hành trong việc đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng. Đảm bảo khâu giao hàng nhanh chóng, có chi phí vận hành thấp nhất. Từ đó giảm thiểu gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Hiện nay, phân phối trực tiếp thường được các doanh nghiệp áp dụng trên nền tảng bán hàng online. Để giúp cho các doanh nghiệp có thể phủ rộng sản phẩm ra thị trường mà không tốn quá nhiều chi phí trong vấn đề vận hành, tổ chức một đội nhân sự.

5. Shopee là kênh phân phối trực tiếp hay gián tiếp

Có thể nói, Shopee là một trong những kênh thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với sự phát triển của internet cùng với các hình thức thanh điện tử đa dạng đã mở ra một kỷ nguyên mới với các kênh bán hàng trực tuyến. Người mua hàng có thể dễ dàng tiếp cận và mua hàng trên Shopee một cách đơn giản, thuận tiện mà không tốn nhiều thời gian.

Được xây dựng trên nền tảng website thương mại điện tử nên Shopee đã áp dụng mô hình kinh doanh C2C (Customer to Customer) để đưa các sản phẩm hàng hóa từ người bán đến cho với người tiêu dùng một cách trực tiếp. Với mỗi một gian hàng trực tuyến thì người bán đều phải có kho hàng tại nhà với quy mô, số lượng đủ để cung ứng cho khách hàng. Ở Shopee cũng có rất nhiều cửa hàng chính hãng với các sản phẩm cam kết nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được Shopee đặt Shopee Mall để người mua hàng có thể nhận biết được các sản phẩm chính hãng. Vậy nên có thể nói Shopee là kênh phân phối trực tiếp để đưa các sản phẩm từ người bán đến người mua một cách trực tiếp thông qua nền tảng online.

Tuy nhiên, Shopee vẫn có kho hàng tại các tỉnh thành lớn để tiếp nhận các đơn hoàn trả, đơn hàng khiếu nại từ người mua hàng. Đồng đơn vị này cũng liên kết với các hãng vận chuyển để đảm bảo khâu vận chuyển đơn hàng từ người bán để người mua được nhanh chóng, thuận tiện. 

6. Phần mềm DMS Winmap

Để giúp hỗ trợ quản lý kênh phân phối trực tiếp một cách hiệu quả thì nhiều doanh nghiệp hiện nay đã đưa phần mềm DMS vào sử dụng. DMS là tên viết tắt của Distribution Management System, một hệ thống giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý kênh phân phối hàng hóa ra thị trường. Với DMS doanh nghiệp có thể kiểm soát được toàn bộ hoạt động phân phối hàng hóa diễn ra trên kênh phân phối trực tiếp.

Sử dụng phần mềm DMS còn giúp các doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối trực tiếp khắc phục được những nhược điểm đang tồn tại như:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được các đối tượng khách hàng tiềm năng trên thị trường.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
  • Tăng số lượng và giá trị của các đơn đặt hàng từ đó tăng tối đa nguồn lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp.
  • Có thể sử dụng đối với mọi quy mô của doanh nghiệp. 
  • Giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp ở khâu tổ chức phân phối, đặc biệt với doanh nghiệp áp dụng kênh phân phối trực tiếp, có nhiều trung gian phân phối trong hệ thống. 
  • Ngoài ra, còn giúp giảm thiểu chi phí đầu tư cho các chiến dịch marketing, truyền thông quảng bá sản phẩm trong cùng một hệ thống kênh phân phối.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về kênh phân phối trực tiếp cũng như cách đưa kênh phân phối trực tiếp vào trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình!

Có thể bạn quan tâm

  • Dịch vụ cứu hộ xe máy,vận chuyển xe motor

    Dịch vụ cứu hộ xe máy, vận chuyển cứu hộ xe tai nạn chết máy: Sự an tâm cho những tình huống khẩn cấp   Bạn đang lái xe máy trên đường bất ngờ gặp sự cố? Đừng lo lắng! Tôi xin giới thiệu đến bạn một dịch vụ cứu hộ xe máy chuyên nghiệp, giúp …

  • Bông tai cưới kim cương – Sự lựa chọn lộng lẫy và quyến rũ cho ngày trọng đại

    Bông tai cưới kim cương là một trong những phụ kiện không thể thiếu cho ngày trọng đại của các cặp đôi. Với sự lộng lẫy và quyến rũ của chúng, bông tai cưới kim cương đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp hoàn hảo và sang trọng. Khác với các loại bông tai …

  • Mua plugin WordPress giá rẻ tại Tạp hóa MMO

    WordPress là một nền tảng phổ biến và mạnh mẽ cho việc xây dựng và quản lý các trang web. Để tận dụng tối đa khả năng của WordPress, bạn cần sử dụng các plugin hỗ trợ. Mua plugin WordPress chính hãng và uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt …

  • Thi công mái kính cường lực đẹp rẻ

    I- MÁI KÍNH CƯỜNG LỰC LÀ GÌ  Mái kính cường lực là mái dùng để che mưa che nắng cho các vi trí quan trọng trong ngôi nhà như mái sảnh kính – mái hiên kính – mái kính ban công – mái kính sân thượng – mái kính sân vườn  Để có mái kính …

  • Top ngành hàng kinh doanh không cần vốn

      Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mà đứng đầu là các ngành công nghệ. Nhu cầu kinh doanh kiếm tiền ngày càng tăng lên. Nhưng không phải ai cũng có đủ kinh tế vốn liếng tham gia kinh doanh. Để giải quyết khúc mắc trên, chúng tôi sẽ nêu …

  • Tuyệt chiêu đăng ký youtube partner

      Ngày nay, có rất nhiều kênh mạng xã hội thu hút người dùng như : facebook, zalo, instagram, youtube,.. Đặc thù là kênh mạng xã hội nên chúng có sức lan tỏa và tính cộng đồng vô cùng mạnh mẽ. Một ưu điểm nữa của các kênh là đều quảng bá thương hiệu và …