Bạn có biết dữ liệu là một bộ phận khá quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào. Vậy làm thế nào để sử dụng công cụ Onsite backup và Offsite Backup để back up dữ liệu của mình? Hãy xem ngay sự khác nhau giữa 2 hình thức sao lưu này ngay trong bài viết sau đây.
1. Onsite Backup – loại hình sao lưu dữ liệu tốc độ cao
Loại hình back up dữ liệu bằng hình thức Onsite là loại hình sao lưu lưu trong Facility cùng với dữ liệu gốc. Đây cũng là phương pháp sao lưu dữ liệu cổ điển với phương thức tape.
On-Site backup bằng tốc độ cao
Ưu điểm của phương pháp sao lưu Onsite Backup là băng thông sử dụng thường lớn nên tốc độ sao lưu cũng như khôi phục dữ liệu diễn ra khá nhanh, tuỳ thuộc vào từng loại thiết bị lưu trữ. Tuy nhiên, cách sao lưu Onsite thường có khá nhiều rủi ro, cụ thể là có thể gây mất dữ liệu nếu có vấn đề gì đó xảy ra với facility, bị hack hay chiếm quyền.
2. Offsite Backup – back up dữ liệu trên Cloud
Offsite Backup – back up dữ liệu trên Cloud
Trái với hình thức khôi phục dữ liệu bằng phương thức Onsite Backup thì ở Offsite Backup, dữ liệu sẽ không còn được lưu trữ trên Facility cùng dữ liệu gốc nữa mà là ở một nơi khác hay một khu vực trên Cloud.
Với hình thức khôi phục dữ liệu Offsite, đặc biệt là trên hệ thống Cloud, dữ liệu của bạn sẽ được bảo mật an toàn tuyệt đối. Dữ liệu khi được lưu trữ trên đám mây điện toán của nhà cung cấp sẽ thừa hưởng mọi tiêu chuẩn liên quan đến dư phòng cũng như tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu toàn thế giới.
Tuy nhiên, một nhược điểm của loại hình sao lưu dữ liệu bằng Offsite Backup là tốc độ sao lưu – khôi phục dữ liệu cũng như băng thông kết nối giữa hệ thống dự phòng và hệ thống chính không quá nhanh. Trong thời đại bão hoà băng rộng Internet hiện nay, vấn đề băng thông không còn là vấn đề trở ngại, do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi loại hình Offsite Backup được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
3. Dịch vụ sao lưu dữ liệu bằng Offsite Backup
Khi sao lưu bằng máy chủ ảo Backup Cloud, bạn sẽ được trải nghiệm một số dịch vụ sau:
- Giải pháp Veeam: Hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực sao lưu dữ liệu dự phòng trên toàn thế giới.
- Công nghệ khôi phục cấp tốc: Hoạt động trực tiếp trên bản sao lưu và rút ngắn tối đa thời gian khôi phục.
- Agentless: Công nghệ sao lưu mà không cần cài đặt bất kỳ phần mềm gì trên máy chủ.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc 2 hình thức backup dữ liệu phổ biến hiện nay được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Hãy lựa chọn loại hình phù hợp nhất để khôi phục và sao lưu dữ liệu cho doanh nghiệp của mình nhé.