Để cài đặt và cấu hình CodeIgniter phải trải qua khá nhiều bước, bước nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ càng. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu CodeIgniter là gì cũng như cách cài đặt CodeIgniter trên Hostinger shared hosting.
1. CodeIgniter là gì?
CodeIgniter là gì? CodeIgniter được hiểu là một framwork, phù hợp với lập trình viên PHP. Bằng cách đa dạng hóa thư viện cũng như các gói cài đặt, CodeIgniters giúp tăng tốc độ phát triển web nền PHP, giảm thiểu thời gian làm việc của lập trình viên một cách tối đa. Để cài CodeIgniter, bạn cần có kiến thức cơ bản về PHP và Linux command line.
2. Cài đặt CodeIgniter
Hướng dẫn CodeIgniter bao gồm nhiều bước, nhưng để thực hiện, bạn chỉ cần chú ý một chút là được. Dưới đây là những bước để cài CodeIgniter.
Bước 1: Trước khi cài đặt CodeIgniter, bạn cần có shared hosting của Hostinger hoặc là LAMP (Linux, Apache, MySQL, PHP). Hãy truy cập tài khoản qua SSH. Bạn mở terminal, truy cập vào thư mục public_html và sử dụng lệnh sau:
cd /public_html
Bước 2: Tải bản mới nhất của CodeIgniter (3.14). Chú ý sử dụng lệnh sau để tải:
wget https://github.com/bcit-ci/CodeIgniter/archive/3.1.4.zip
Sau đó unzip file với lệnh sau:
unzip 3.1.4.zip
Nếu gặp lỗi với lệnh này, bạn chỉ cần cài đặt lại bằng lệnh sau:
sudo apt-get install zip
Bước 3: Sau khi giải nén file thành công. Tiếp theo bạn mở trình duyệt vào tìm đường dẫn chứa thư mục: http://yourdomain.com/codeigniter. Nếu thấy trang chào mừng thì có nghĩa là CodeIgniter đã được cài đặt thành công.
Trang chào mừng chứng minh CodeIgniter cài đặt thành công
Bước 4: Sau khi cài đặt thành công CodeIgniter, chúng ta sẽ tiến hành cầu hình CodeIgniter. Đầu tiên hãy cấu hình trên Shared Hosting của Hostinger. Bạn có thể tạo MySQL database trên Shared Hosting của Hostinger trong mục “MySQL database” như hình dưới.
Tạo MySQL database trên Shared Hosting của Hostinger
Bước 5: Điều chỉnh file database.php trong thư mục CodeIgniter. Để mở file, chúng ta dùng lệnh:
nano /codeigniter/application/config/database.php
Bước 6: Nhập thông tin Database để cho ra kết quả như bên dưới. Chỉ cần lưu lại và đóng file là bạn đã hoàn thành kết nối website tới database của CodeIgniter.
$db[‘default’][‘hostname’] = ‘mysql.hostinger.vn’;
$db[‘default’][‘username’] = ‘u694443746_user’;
$db[‘default’][‘password’] = ‘password’;
$db[‘default’][‘database’] = ‘u694443746_database’;
$db[‘default’][‘dbdriver’] = ‘mysql’;
$db[‘default’][‘dbprefix’] = ”;
$db[‘default’][‘pconnect’] = TRUE;
$db[‘default’][‘db_debug’] = TRUE;
$db[‘default’][‘cache_on’] = FALSE;
$db[‘default’][‘cachedir’] = ”;
$db[‘default’][‘char_set’] = ‘utf8’;
$db[‘default’][‘dbcollat’] = ‘utf8_general_ci’;
$db[‘default’][‘swap_pre’] = ”;
$db[‘default’][‘autoinit’] = TRUE;
$db[‘default’][‘stricton’] = FALSE;
Bước 7: Điền tên miền trong cấu hình CodeIgniter. Mở file config.php bằng lệnh:
nano codeigniter/application/config/config.php
Sau đó, hãy tìm dòng “$config[‘base_url’] = ‘http://yourdomain.com’;” để sửa lại thành đúng tên miền của bạn.
Trên đây là hướng dẫn cài đặt CodeIgniter trên Hostinger shared hosting. Hãy chú ý và áp dụng cho đúng nhé! Để tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích về công nghệ máy tính, bạn có thể truy cập vào website gtvseo.vn. Ngoài ra, bạn có thể nhận tư vấn trực tiếp tại hotline .